Bật mí cách thưởng thức các loại trà khác nhau theo mùa

Bật mí cách thưởng thức các loại trà khác nhau theo mùa

Bật mí cách thưởng thức các loại trà khác nhau theo mùa

Trà là thức uống được sử dụng từ hàng ngàn năm nay và ngày càng được ưa chuộng vì những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại. Theo đó, bốn mùa trong năm có đặc điểm thời tiết khác nhau, cũng là bốn mùa trà với cách thưởng thức khác nhau sẽ cho phong vị và công dụng khác nhau.

Theo y học, tùy thuộc chủng loại, vùng sản xuất, mà đặc tính của từng loại trà đắng, ngọt, hàn, ôn khác nhau, và đối với cơ thể người dùng cũng có những tác dụng khác nhau. Nếu như cơ thể người dùng không có các tình trạng sức khỏe đặc biệt, chỉ dùng trà với mục đích tăng cường sức khỏe thì có thể sử dụng trà cả 4 mùa xuân – hạ – thu – đông.

Uống trà gì cho bốn mùa trong năm?

Mùa xuân – Trà ướp hương hoa, trà thảo mộc

Tiết trời mùa xuân tuy ấm áp hơn những ngày đông nhưng vẫn còn chút không khí se lạnh, đặc biệt vào buổi tối. Thời điểm của mùa xuân thật thích hợp dùng trà ướp hương hoa. Một số loại trà hoa được ưa chuộng cho mùa xuân như: Trà bưởi hương dịu nhẹ, tươi mới; trà nhài thanh khiết, ngọt ngào; trà cúc ngọt thanh nhẹ nhàng; trà sen thanh mát, nhẹ nhàng…

Trà với hương hoa thơm dịu nhẹ, tính ôn, uống vào mùa xuân có thể từ từ loại bỏ đi khí hàn lạnh còn sót lại của mùa đông, thúc đẩy cơ thể sinh sôi dương khí. Trà ướp hương thơm nồng hậu, thơm mà không dư quá hắc, vị sảng khoái mà không hỗn tạp, giúp cơ thể thức tỉnh tinh thần, nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ máy cơ thể.

Ngoài ra, trà thảo mộc rất được ưa chuộng đối với phụ nữ và dùng uống nhiều vào mùa xuân, thời điểm mà cỏ cây tươi tốt, muôn hoa nở rộ. Tuy nhiên, tính dược thảo của loại trà này có tác dụng cao, vì vậy cần lựa chọn và pha trộn tuỳ theo đặc điểm sức khoẻ và thể trạng của mỗi người. Một số loại trà thảo mộc được dùng trong mùa xuân như quế hoa, đinh hương, tầm xuân, quýt, cam thảo, cỏ chanh, lá nho đen…

Mùa hè – Trà xanh thanh nhiệt

Đây là khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất trong năm, đem theo những đợt nắng chói chang, bỏng rát. Đó cũng chính là lúc trà xanh phát huy tác dụng. Một cốc trà xanh đá giữa trưa hè giúp hạ nhiệt và phục hồi năng lượng vô cùng hiệu quả. Trà xanh là loại trà không lên men, hàm lượng chất chát (tanin) cao, có tính sát khuẩn, tiêu viêm, giúp thanh nhiệt khứ hỏa, giảm đờm và kích thích tiêu hóa.

Một số các loại trà xanh trái cây rất thích hợp thưởng thức trong mùa hè như: Trà chanh bạc hà, trà chanh mật ong, trà tắc, trà đào, trà táo, trà vải, trà nho….

Bên cạnh đó, trà xanh vị đắng tính hàn, nên tạo khẩu vị thanh mát. Vị chát với hương thơm thanh mát lại kèm theo vị hàn, hàm chứa phong phú vitamin, axit amin, khoáng chất và nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt giúp tiêu nhiệt, loại bỏ nắng nóng, giải độc, trừ hỏa, giảm mất nước, ngừng cơn khát, tăng cường sức khỏe tinh thần trong những ngày hè oi bức.

Mùa thu – Trà ô long tươi mát

Tiết trời mùa thu khô ráo, thường khiến cơ thể miệng lưỡi hay bị khô. Uống các loại trà màu xanh hương nhẹ như trà oolong vào mùa này là tuyệt nhất. Thanh trà như trà Ô long tính vừa phải, không nóng không lạnh, thích hợp cho tiết trời mùa thu. Nước trà màu vàng, lá trà màu mỡ đều đặn, kết cấu cuộn tròn, màu sắc xanh nhuận, sau uống còn có cảm thấy vị ngọt trên đầu lưỡi.

Mùa thu, thường xuyên uống trà oolong sẽ giúp nhuận dạ dày, ích phế, sinh nước miếng, nhuận hầu. Tác dụng của trà hữu hiệu rõ ràng trong cơ thể nhiệt lượng thừa, giữ cho cơ thể thanh mát, ôn hòa, không nóng cũng không lạnh quá. 

Ngoài ra, chúng mình còn có thể uống loại trà oolong đặc biệt lên men đến 60% mang tên Đông Phương Mỹ Nhân, vì lên men cao nhất trong các loại trà oolong nên được gọi là oolong đen. Trà Ô longĐông Phương Mỹ Nhân đều có hương vị thanh, thích hợp uống mùa thu. 

Bên cạnh đó, Mùa thu uống chè tươi, vừa phảng phất hương vị thanh khiết và hương hoa thiên nhiên của trà xanh, lại vừa có chất vị đậm đà của hồng trà, tính ôn không nóng không lạnh, giảm trừ tích nhiệt và giúp cơ thể  chống “ háo nước”

Mùa đông – Hồng trà giúp sưởi ấm cơ thể

Vào mùa này, việc giữ ấm cơ thể, tăng cường khả năng chống rét cho cơ thể là điều quan trọng nhất. Đây là à giải pháp dưỡng sinh bảo vệ cơ thể trong mùa đông, nuôi dưỡng dương khí cho cơ thể, sinh nhiệt, giữ ấm bụng, tăng cường khả năng chống rét cho cơ thể.

Trong hồng trà có chứa lượng đường và protein rất phong phú, giúp giữ lại lượng nhiệt trong cơ thể không bị thoát ra ngoài, tăng cường sức đề kháng vào mùa đông lạnh lẽo, cũng rất tốt cho tiêu hóa và có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, một tách trà gừng nóng vào mùa đông cũng là một lựa chọn đúng đắn. Trà gừng tươi có tác dụng thông xoang lợi thở, long đờm, rất có lợi cho đường hô hấp và giúp đẩy lùi bệnh cảm lạnh trong tiết đông giá rét.

Đặc biệt, trà sả là loại trà thích hợp nhất để uống trong mùa đông. Theo Đông y, sả có tính lành và được dùng như một dược thiện có tác dụng điều trị một số bệnh. Dùng lá sả pha với trà, có công dụng điều trị ho và cảm lạnh. Cũng như có thể kết hợp sả với mật ong, quế, chanh hoặc lá bạc hà; loại trà hỗn hợp này có thể giúp thông mũi, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho khan trong mùa đông.

Lưu ý khi uống trà

Trong cuộc sống, trà là thức uống được xem trọng. Tuy vậy, người thích trà nhưng không biết uống trà đúng cách là hiện tượng  khá phổ biến. 

Theo Đông y, lá chè nằm giữa khoảng tính ôn và tính lương, có các tác dụng khác nhau đối với sức khoẻ. Khí hậu đại bộ phận các vùng miền nước ta đều có bốn mùa rõ rệt, mùa đông ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá. Vì vậy, uống trà phải tuỳ theo thời tiết khác nhau mà chọn lựa loại trà có tính năng và công hiệu khác nhau. 

Bên cạnh đó, lá chè cũng có phân loại tính lương (mát) và tính ôn (nóng) khác nhau. Người có thể chất nóng, háo thì uống trà xanh, trà tươi có tính lương là phù hợp; người có thể chất hư hàn thì nên uống hồng trà có tính ôn. Thể chất của cộng đồng dân cư thành phố hiện nay cũng không khó phân biệt là háo nhiệt hay hư hàn, bởi dân thành phố thường hút thuốc, uống rượu, thức khuya… và có nhiều thói quen sinh hoạt không tốt nên thể chất đa dạng, thường thay đổi. Vì vậy, người có vượng khí, nóng trong người vào mùa hè thấy rất nóng, nếu cứ dùng hồng trà thì chẳng khác gì lửa đổ thêm dầu. Người có thể chất hàn lạnh nếu chỉ ăn một chút đồ lạnh đã thấy khó chịu, nếu lại uống nhiều trà xanh chẳng khác gì như thêm sương lên tuyết. Trạng thái thân thể của mỗi người luôn thay đổi tuỳ theo khí hậu, thời tiết mà có các chứng trạng khác nhau, uống trà cũng phải biết căn cứ theo thời tiết và trạng thái cơ thể của mỗi người.

Để phán đoán xem loại trà có phù hợp với mình hay không, cần tự quan sát cơ thể có xuất hiện triệu chứng gì lạ sau khi uống trà hay không, điều này thường thể hiện trên hai khía cạnh: Một là, dạ dày và ruột không chịu đựng được, sau khi uống trà thường xuất hiện đau quặn, đi đại tiện phân nát… Hai là, xuất hiện hưng phấn quá mức, mất ngủ, nhức đầu, chân tay tê mỏi hoặc nhạt mồm nhạt miệng… Nếu sau khi uống trà mà xuất hiện những triệu chứng kể trên, cần dừng ngay không uống nữa.

Ngoài ra, có thể căn cứ sự thay đổi thể chất của mình mà cho thêm một chút nhân sâm để tăng cường tác dụng bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên cần chú ý, người có thể chất lạnh nên chọn dùng hồng sâm hoặc sâm tươi đã qua phơi nắng. Không dùng trà có bổ sung sâm vào buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG NỔI BẬT