Trà Đạo là gì? Khám phá những nét đẹp truyền thống trong văn hoá Trà Đạo

Trà Đạo là gì? Khám phá những nét đẹp truyền thống trong văn hoá Trà Đạo

Trà Đạo là gì? Khám phá những nét đẹp truyền thống trong văn hoá Trà Đạo

Cuộc sống hiện đại, guồng quay cuộc sống khiến con người phải chạy đua để theo kịp thời đại. Do đó, để có thể cân bằng lại nhịp sống, nhiều người đã tìm đến “trà đạo”. Vậy nghệ thuật trà đạo là gì? Sự ảnh hưởng của nghệ thuật trà đạo đối với cuộc sống con người như thế nào?… Để hiểu hơn về trà đạo – nét truyền thống văn hóa đẹp, lâu đời trên thế giới, chúng ta hãy cùng nhau đọc hết bài viết này nhé!

Trà đạo là gì?

Trà đạo là quá trình thưởng trà, đàm đạo để tìm ra triết lý của cuộc sống. Trà đạo còn được xem như một môn nghệ thuật khi nó mang đến những bài học nhân văn sâu sắc cho con người.

Không chỉ xuất hiện từ sớm trong lịch sử của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, … Trong văn hoá – lịch sử của người Việt cũng được phát hiện khá sớm. Từ bao đời nay, ông cha ta đã quen với việc nhâm nhi chén trà nóng đàm đạo nhân sinh.

Lịch sử, nguồn gốc của trà đạo

Nguồn gốc của trà đạo

Vào khoảng cuối thế kỷ 12, văn hóa trà đạo nổi lên như một hiện tượng tại Nhật Bản. Theo tiếng Nhật, trà đạo được gọi là sadō (茶道), do một sư thầy uyên bác người Nhật Bản tên là Eisai (sinh năm 1141 – mất năm 1251), đến Trung Hoa học đạo. Trở lại Nhật Bản, ông đã mang theo hạt giống của loại trà này, và chăm sóc trong sân chùa.

Từ đây nét văn hóa trà được nhân rộng ở Nhật Bản. Người Nhật không chỉ mang đến một thức uống ngon, mà khi thưởng trà họ còn kết hợp với tinh thần thiền của đạo Phật, biến trà không chỉ là nước uống, mà còn thành nghệ thuật – nghệ thuật trà đạo (chado 茶道). Từ đó, trà đạo trở thành một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu đối với người dân Nhật Bản.

Lịch sử của trà đạo

Giai đoạn 1: Thời kỳ Jyoo

Vào thế kỷ 8 -14, thời gian này trà đạo chỉ được diễn ra trong giai cấp quý tộc. Đây như một hoạt động xa xỉ của tầng lớp này, điển hình các hình thức sở hữu dụng cụ uống trà có nguồn gốc từ Trung Quốc như một trào lưu ở đây.

Nhưng trong giai đoạn này phải kể đến thành công của Jyoo với quan niệm bày tỏ rằng thưởng trà không phụ thuộc vào vật chất mà lấy con người và thiên nhiên làm trọng.

Giai đoạn 2: Bước ngoặt lớn

Đây được coi là thời kỳ bước ngoặt trong văn hóa trà, bắt đầu khoảng thế kỷ 16, trà đạo phổ biến trong giới võ sĩ. Senno Rikyu đã truyền đạo cho Shogun – người đứng đầu trong giới võ sĩ của thời Azuki. Việc làm này của Rikyu không những tác động mạnh mẽ đến tầng lớp võ sĩ mà còn gây ảnh hưởng đến giới chính trị thời bấy giờ.

Bên cạnh đó, một người khác là Yabunnouchi Jyochi còn đưa ra quan điểm thực hành trà đạo dựa trên yếu tố chính nơi bản thân, lối sống, và tâm trong trẻo của mỗi người để tiếp thêm sức mạnh cho sự truyền bá trà đạo.

Giai đoạn 3: Trà đạo trong thời hội nhập

Ở giai đoạn này, trà đạo đã được phổ biến hơn khá nhiều, các phòng trà dần dần xuất hiện, các bàn gỗ sử dụng cho khách thưởng trà, đàm đạo thay bằng phong cách cũ của Nhật Bản. Lúc này người thưởng trà không cần gò bó theo kiểu ngồi truyền thống của Nhật. Quần áo cũng dần thay đổi đa dạng theo phong cách phương Tây.

Những quốc gia có tầm ảnh hưởng đến trà đạo

Nói đến quốc gia có ảnh hưởng lớn đến trà đạo phải kể đến văn hóa trà đạo Trung Hoa. Sau đó là văn hóa trà đạo Nhật Bản. Đây có lẽ là hai quốc gia có ảnh hưởng lớn với loại hình nghệ thuật này đối với Châu Á và thế giới.

Những nghi thức trong trà đạo

Trà đạo là một loại hình nghệ thuật mà trong đó đòi hỏi nhiều yếu tố từ con người cho đến sản phẩm trà và cả những tác động xung quanh. Do đó, để xây dựng một nền văn hóa trà đạo được cả thế giới công nhận, người Nhật không ngừng nghỉ học hỏi, phát triển trà đạo thành một nghệ thuật của chính dân tộc mình. 

Trà đạo không chỉ là thưởng trà đơn thuần mà mong muốn của người Nhật khi giới thiệu nét văn hóa này ra thế giới còn là quá trình thưởng trà con người có thể hòa mình vào thiên nhiên, gội rửa tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo lời truyền dạy của Phật giáo.

Trong đó các nghi thức cơ bản của trà đạo phải kể đến “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”

  • “Hòa” ở đây ý chỉ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa trà nhân với trà cụ.
  • “Kính” trong kính trọng – thể hiện sự kính trọng với người xung quanh, tri ân đến mẹ thiên nhiên với sự vật diễn ra xung quanh.
  • “Thanh” mang nét nghĩa của sự thanh tịnh, tâm hồn con người phải thanh thản, thoải mái.
  • “Tịch”-  khi thưởng trà cần một không gian yên tĩnh, tạo cảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

Kết hợp với những nghi thức trên, cùng cách pha trà chuẩn mực của trà nhân, tạo nên chén trà thanh tao để con người đàm đạo chuyện nhân sinh.

Sau đây là 6 bước pha trà Nhật mời bạn tham khảo

Bước 1: Nguồn nước pha trà: Phải dùng nước tinh khiết để pha trà và nước cần giữ ở nhiệt độ từ 80-90 độ C. Phải giữ ấm trong bình thủy hoặc nấu trong một ấm kim khí không nắp trong lửa than yếu. Chú ý nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C không dùng để pha trà vì như vậy trà không giữ được hương vị nguyên bản của nó, phá hủy các chất có trong trà.

Bước 2: Làm ấm dụng cụ pha trà: Tráng dụng cụ đựng trà bằng nước sôi (giúp đảm bảo vệ sinh ấm trà, giúp trà thấm vị)

Bước 3: Bỏ trà: Trà sẽ được bỏ vào ấm bằng thanh tre (Chashaku), và phải lấy trà theo chiều vòng tròn bên vách hủ chứ không được lấy trực tiếp ở giữa hủ trà.

Bước 4: Pha trà: Tùy vào loại trà sử dụng mà ước lượng lượng nước. Do đó, đòi hỏi trà nhân phải am hiểu từng loại trà. Nếu làm sai, không chỉ làm mất đi vị trà, mà đánh mất cái hồn của trà đạo.

Bước 5: Hòa tan: Dùng thanh tre chasen khuấy nước và bọt trà theo một chiều, hướng từ ngoài vào trong, lực tay phải đều.

Bước 6: Thưởng trà: Trước khi dùng trà, người Nhật hay ăn một viên kẹo hoặc bánh, tiếp đó để bát trà trên tay xoay 3 vòng từ trái sang phải, uống một lượng trà vừa đủ sau đó dùng tay lau miệng chén vừa chạm môi vào để truyền cho người sau.

Dụng cụ trà đạo gồm những gì?

Những đạo cụ trà đạo chính như trà thất, trang trí không gian, trà viên và dụng cụ pha trà.

Trà Thất

Là nơi dành riêng để uống trà. Là gian phòng có diện tích khoảng 3x3m. Bên trong trải tấm tatami  hoặc chiếu tre đảm bảo sự trang nhã. Có thể miêu tả trà thất tựa bức tranh được tô vẽ bởi bàn tay của người họa sĩ tài hoa để đem đến không gian thưởng trà tuyệt vời nhất. 

Không gian trà đạo

Ngoài yêu cầu về trà thất, tạo không gian thoáng đãng, tĩnh lặng cũng cần thiết. Bên trong nơi thưởng trà còn có “tranh, thơ, câu liễn”, “hoa” và “lư trầm”.

Thưởng trà, đàm đạo về cách đối nhân xử thế, về nhân sinh con người, thì những bức tranh về thiên nhiên, hay những vần thơ, những câu liễn treo tinh tế nơi Trà thất. Vừa tạo cảm giác trang nhã, vừa khơi nguồn cảm hứng người thưởng trà.

Gắn kết giữa người và thiên nhiên, giúp tâm hồn lãng mạn chẳng thể thiếu “hoa” – nơi trà thất. Khi con người và thiên nhiên hòa hợp, “lư trầm” tỏa hương dịu nhẹ bày nơi góc phòng như tăng thêm sự thanh thản, bình yên.

Mọi bày trí trong phòng phải gọn gàng, đầy đủ nhưng không bí bách, vẫn cân bằng âm dương. Chính những chi tiết đó, đã tô thêm vẻ đẹp của văn hóa trà đạo Nhật Bản.

Trà viên

Đây là không gian sân vườn được nhìn ra từ trà thất. Khu vườn hòa quyện giữa không khí trong lành, cây cối được chăm chút tinh tế, cẩn thận của bàn tay con người. Ở đây cũng có thể thưởng trà nhưng ít phổ biến như trà thất.

Dụng cụ pha trà

Người xưa có câu “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Muốn pha được một ấm trà ngon cần rất nhiều yếu tố và trà cụ đóng một vai trò không thể thiếu, tạo nên hương vị tinh tế cho một tách trà. Muốn có trà ngon trà cụ cũng phải được lựa chọn kĩ lưỡng từ cấu tạo, chất liệu, đến kiểu dáng. 

Trà đóng vai trò là “linh hồn” trong trà đạo thì dụng cụ uống trà cũng như “chân thân”. Giữa chúng cần có sự kết hợp, tương tác với nhau thì mới có cái gọi là nghệ thuật.

Như đã biết, trong trà đạo các dụng pha trà rất cầu kì, chúng được sắp xếp theo những tiêu chuẩn và vị trí nhất định. Đảm bảo người pha dễ dàng thao tác, sử dụng các dụng cụ khi biểu diễn mà không gây khó khăn.

Những quy tắc trong trà đạo

Thưởng thức trà trong trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn giản là uống nước để giải khát mà đó còn thể hiện văn hoá của họ. Chính vì vậy, đã có những nguyên tắc riêng đối với trà đạo.

Quy tắc Osakini: Quy định người dùng trà phải ăn bánh truyền thống, tiếp đó mới dùng trà. Quá trình ăn bánh sẽ xoay vòng theo thứ tự, nếu đến lượt bạn hãy nói “Osakini” rồi ăn bánh. Đây như một sự tôn trọng với những người ngồi chung.

Quy tắc tránh mặt chính của chén trà: Ngay khi dùng bánh ngọt, nên bẻ bánh ra thành từng miếng nhỏ và ăn hết khi chén trà đến lượt mình. Miệng chén trà phải quay về phía khách, không nên dùng từ chính diện. 

Kết luận

Qua nhiều thế kỷ, trà đạo – nét truyền thống văn hóa đẹp, lâu đời trên thế giới đã và đang tồn tại và phát triển. Nó giúp đưa nền văn hóa đặc sắc này đến nhiều quốc gia thế giới. Trước cuộc sống đầy áp lực, có thể tìm đến trà đạo và cảm nhận vẻ đẹp của nó.

Danh Trà tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG NỔI BẬT

đăng ký w88, w88, nhà cái uy tín, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, fb88