Thưởng trà chiều – “Thú vui” mới của giới trẻ Việt Nam

Thưởng trà chiều – “Thú vui” mới của giới trẻ Việt Nam

Thưởng trà chiều – “Thú vui” mới của giới trẻ Việt Nam

Khởi nguồn từ nước Anh, tuy nhiên những năm gần đây, cụm từ “thưởng trà chiều” không còn chỉ là phong tục tập quán riêng của người dân Anh quốc nữa. Nó đã được xem là một xu hướng thịnh hành ở nhiều quốc gia. Đối với giới trẻ Việt Nam khái niệm “thưởng trà chiều” đã không còn xa lạ. 

Nếu như văn hóa trà đạo là nét tinh hoa bắt nguồn từ châu Á, thì văn hóa trà chiều lại là nét đặc trưng đến từ châu Âu. Do đó, dù khởi nguồn từ nước Anh, nhưng khi du nhập vào mỗi quốc gia “trà chiều” ắt sẽ có mang phong cách khác nhau.

Trà chiều kiểu Anh

Nói đến thú vui trà chiều của nước Anh thì không thể không nhắc đến giai thoại “At haft past three, everything stops for tea” (Mọi thứ đều dừng lại vào lúc ba giờ rưỡi chiều để dành thời gian cho việc thưởng trà). Thông thường tiệc trà chiều sẽ được diễn ra ở khuôn viên hay vườn sau nhà của giới quý tộc. Do vậy, thưởng trà chiều ở “xứ sở sương mù” này thường mang nặng về hình thức và cách thưởng trà, chứ không chỉ đơn giản là một ly trà, một miếng bánh.

Vì mang trên mình phong cách quý tộc, sang chảnh nên những chiếc ấm mà người Anh dùng để đựng trà được làm từ bạc để bảo toàn mùi vị của trà. Tách trà cũng phải là loại làm nên từ những chất liệu đặc biệt cao cấp tinh xảo như sứ xương. Một điểm đặc biệt nữa đó là tất cả ấm, chén, đĩa… đều đi theo bộ với hoa văn và họa tiết đồng đều. Trà ở đây cũng được chọn lọc khắt khe, chú trọng về chất lượng và được pha với công thức đặc biệt, thường là 16gr cho mỗi ấm trà.

Một bữa trà chiều mang phong cách nước Anh đầy đủ sẽ là một ấm trà ngon và không thể thiếu sự góp mặt của mật ong, đường, cái lọc trà, đồng hồ và một tháp đầy ắp các loại bánh kẹp kem tươi mứt quả… Tất cả đều được đặt trên chiếc bàn thấp ở giữa và bao quanh bởi ghế sofa êm ái. 

Trà chiều kiểu Việt

Nếu thưởng trà chiều “chuẩn Anh” mang phong cách quý tộc, sang trọng… đòi hỏi tỉ mỉ, cầu kỳ trong từng chi tiết như thế… Vậy khi du nhập về Việt Nam, nó sẽ mang phong cách như thế nào?

Với người Việt nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng xem chén trà là đầu câu chuyện. Dù đơn sơ hay cầu kỳ, dù loại cực phẩm hay chỉ là thức uống bình dân, chén trà vẫn mang trong mình ý nghĩa thanh cao.

Văn hóa trà Việt là một phong tục tập quán, một thú vui thanh cao cho dù là ở thành thị hay nông thôn. Thưởng trà cũng thể hiện văn hóa trong cách ứng xử thông qua việc người nhỏ pha trà mời người lớn, gia chủ pha trà mời khách đến chơi. 

Với giới trẻ, ngoài tác dụng giải khát, uống trà còn là cách để họ thể hiện phong cách riêng. Uống trà ngày nay không nhất thiết phải có đầy đủ một bộ ấm, tách pha trà chuyên dụng hay chế biến cầu kỳ, công phu. Phong cách dùng trà của người trẻ linh hoạt hơn vì họ không có điều kiện để chăm chút cho một sở thích tốn nhiều công sức và thời gian. 

Với một số khác, thưởng thức một chén trà giúp cảm nhận rõ hơn những dư vị của cuộc sống, tâm hồn cũng rộng mở hơn, thư thái và lắng đọng, cảm thấy yêu đời và bỏ hết đi những mỏi mệt cuộc sống.

Sự giao thoa văn hóa

Gần đây, trà chiều đã trở thành một xu hướng mới ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Họ không chỉ thưởng thức trà theo cách truyền thống mà còn hào hứng trải nghiệm những phong cách trà từ khắp nơi trên thế giới.

Sự giao thoa văn hóa trong thưởng trà đã tạo nên những nét mới lạ, độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của mỗi quốc gia. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh hoa của nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Dù là thưởng thức theo cách truyền thống hay hiện đại, theo phong cách trà chiều châu Âu hay chỉ đơn giản là trà đá vỉa hè… Bất kể là loại trà nào, phong cách thưởng thức ra sao thì một tách trà thơm là yếu tố giúp cuộc trò chuyện thêm phần thú vị và thân tình. Thưởng trà cũng từ đó mà thêm phần thi vị, sống động hơn.

Danh Trà tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG NỔI BẬT