Trà bạch đậu khấu và những lợi ích “vàng” cho sức khỏe
Nhờ hương vị tuyệt vời, bạch đậu khấu thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc món tráng miệng trong bữa cơm hằng ngày. Bạch đậu khấu được biết đến như “bà hoàng của gia vị” bởi mang lại mùi thơm đặc trưng và hương vị ngọt ngào, tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Ngoài ra, khi kết hợp với trà cho ra trà bạch đậu khấu còn có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người dùng.
Trà bạch đậu khấu là gì?
Bạch đậu khấu có tên khoa học là Amomum cardamomum L, một loại thảo dược mọc hoang tự nhiên, có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng cây cũng được trồng ở nhiều nơi trên khắp Châu Á. Ở Việt Nam, cây mọc ở những vùi núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,… Loại thảo dược này có đặc tính ấm, mang vị cay nhưng uống nhiều sẽ có vị ngọt nhẹ tự nhiên ở hậu vị; rất thích hợp trong việc chế biến các món ăn hoặc cũng có thể dùng để ngâm trà uống.
Bạch đậu khấu là loại thảo dược từ tự nhiên với những thành phần, dược tính tốt như eucalyptol, long não, limonene, alpha-pinene, beta-pinene và myrcene, cũng như vitamin A, B và C, kali, sắt, magiê, đồng và kẽm, mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe.
Lợi ích của trà bạch đậu khấu
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Trà bạch đậu khấu kích thích tiết axit dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa chứng khó tiêu và đầy hơi sau khi ăn no. Các hợp chất kháng khuẩn và chống ký sinh trùng có trong trà bạch đậu khấu còn có thể làm giảm đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy và các cơn co thắt dạ dày.
Giải độc: Trà bạch khấu được nhiều người biết đến như một chất giải độc với các thành phần hoạt tính giúp loại bỏ các chất thải lưu thông trong máu. Trà còn chứa các terpen và polyalcohols, giúp loại bỏ các gốc tự do, các chất trung gian độc hại và các ion kim loại nặng còn làm giảm đầy hơi và giữ nước trong các mô và khớp, ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong cơ thể.
Tốt cho sức khỏe tim mạch: Với những người bị cao huyết áp, trà bạch đậu khấu là một lựa chọn tuyệt vời. Trong bạch đậu khấu có chứa hàm lượng kali cao, là chất làm giãn mạch, có thể làm giảm áp lực trên động mạch và mạch máu, do đó thúc đẩy quá trình làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân cao huyết áp.
Cải thiện làn da khỏe đẹp: Máu không tinh khiết với các gốc tự do làm phát sinh mụn nhọt, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, da không đều màu, phát ban và nhiều vấn đề về da khác. Nhờ hàm lượng flavonoid và glutathione – các chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong máu, khi thêm bạch đậu khấu vào trà có thể cải thiện được các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, kích ứng và viêm da.
Hỗ trợ giảm cân: Chứa nhiều các loại vitamin B, sử dụng trà bạch đậu khấu kích thích mạnh mẽ quá trình trao đổi chất, cho phép cơ thể hoạt động dễ dàng, hiệu quả hơn. Từ đó, chất béo trong cơ thể trong tình trạng bị đốt cháy cao hơn, cung cấp nhiều năng lượng cho sức khỏe. Sử dụng trà bạch đậu khấu hằng ngày có thể thúc đẩy quá trình giảm cân cho người dùng.
Ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm: Bạch đậu khấu có vị cay, tính ấm, một tách trà bạch đậu khấu có thể giúp người dùng giảm được cơn đau họng, ho đờm, ngạt mũi. Hàm lượng cao sterol, polyalcohols, vitamin A và C trong trà bạch đậu khấu với các đặc tính kháng virus, kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Thêm vào đó, trà bạch đậu khấu kích hoạt sản xuất các enzyme chống viêm, góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng tình trạng viêm phổi, viêm phế quản.
Cách pha trà bạch đậu khấu
Pha trà bạch đậu khấu khá dễ dàng. Bạn có thể làm ở nhà bằng cách nghiền nhỏ vỏ cây bạch đậu khấu. Nếu bạn mua vỏ bạch đậu khấu khô, đừng tách hạt ra khỏi vỏ cho đến khi bạn đã sẵn sàng để pha trà, vì chúng sẽ mất hương vị khá nhanh. Để pha trà, mở vỏ và nghiền hạt thành bột thô để giải phóng dầu và các thành phần hoạt tính.
- Đun sôi nước và cho phần vỏ đã nghiền vào.
- Khi nước đun sôi, thêm túi trà và đường.
- Thêm sữa (không bắt buộc).
- Tiếp tục đun hỗn hợp trong ít phút và có thể thưởng thức ngay sau đó.
Tác dụng phụ của trà bạch đậu khấu
Uống trà bạch đậu khấu có rất ít tác dụng phụ, nhưng nếu bạn mắc một số bệnh dị ứng, bệnh lý hoặc đang dùng nhiều loại thuốc khác nhau, bạn nên thận trọng trước khi uống loại trà. Hãy tham khảo với bác sĩ của bạn và sử dụng loại trà này ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, đối với những trường hợp sau lưu ý không nên dùng trà:
- Phản ứng dị ứng – Dị ứng với các thành viên của chi Elletaria và Amomum rất hiếm, nhưng có tồn tại, vì vậy uống trà này có thể dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, viêm da tiếp xúc, khó thở, tức ngực căng, và viêm môi, lưỡi và cổ họng.
- Mang thai – Do chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất dễ bay hơi được tìm thấy trong trà bạch đậu khấu, nên trà không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, vì một số thành phần mạnh đó sẽ được truyền sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
- Các vấn đề về túi mật – Nếu bạn bị sỏi mật, chỉ nên được sử dụng với một lượng nhỏ, thường là một loại gia vị trong thực phẩm, nhưng không nên ở dạng cô đặc như trà. Nó có thể gây ra đau bụng do sỏi mật, đây là một loại co thắt gây đau đớn.
- Tương tác thuốc – Nếu đang dùng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu, aspirin, thuốc trị sỏi mật hoặc đơn thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng loại trà này.
Danh Trà tổng hợp