Khám phá các loại đất được sử dụng để làm ấm tử sa Trung Quốc

Khám phá các loại đất được sử dụng để làm ấm tử sa Trung Quốc

Khám phá các loại đất được sử dụng để làm ấm tử sa Trung Quốc

Ấm Tử Sa là trà cụ có lịch sử nghìn năm nên có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Các sản phẩm ấm Tử Sa hoàn toàn là màu đất tự nhiên và không được tráng men. Vậy ấm Tử Sa được làm từ những loại đất nào? Chúng ta hãy cùng tổng hợp các loại đất làm ấm Tử Sa Trung Quốc qua bài viết sau nhé.

Vài nét về ấm Tử Sa Trung Quốc

Ấm Tử Sa Trung Quốc bắt nguồn từ vùng Nghi Hưng, Giang Tô. Ấm Tử Sa cần được tạo tác từ chất đất đặc biệt chỉ có ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng và phải nung ở nhiệt độ từ 1000°C.  Ấm Tử Sa được nặn hoàn toàn bằng tay, không tráng men và có độ bóng láng vừa phải cùng màu sắc tự nhiên. Ban đầu ấm được gọi là Tử Sa vì chỉ có màu tím. Qua nhiều năm lịch sử loại ấm này được làm từ nhiều chất đất khác nhau nhưng vẫn đảm bảo công năng và có nhiều màu sắc hơn.

Những màu ấm tử sa phổ biến

Chất đất được xem là đủ chuẩn để làm ấm Tử Sa chỉ lấy được ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng. Chất đất này có rất nhiều màu khác nhau với những tên gọi rất đặc biệt như: tử nê (đất ánh tím), lục nên (đất có màu xanh lục hoặc xanh dương), hồng nê (đất ánh đỏ), chu nê (đất có màu đen nhưng hơi ngả đỏ). Ngoài ra còn có nhiều màu đát khác như ô nê, hoàng nê, bạch nê, …

Các loại đất làm ấm tử sa

Có rất nhiều loại đất làm ấm Tử Sa, những chất đất này đều có thành phần, màu sắc cũng như nhiệt độ nung khác nhau.

1. Đất Đáy Tào Thanh

Quặng gốc đất Đế (Đáy) Tào Thanh màu tím hồng, trong màu tím có ánh hồng, tồn tại dưới dạng khối chắc rắn, đây là một loại đất quý hiếm.

– Nhiệt độ nung: 1180 độ C

– Địa điểm khai thác: mỏ thứ tư núi Hoàng Long, Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc.

– Màu sắc: Màu xanh biếc, màu mắt mèo,màu xanh ánh tím. Màu đất sẽ chuyển sang màu đỏ gan khi nung ở nhiệt độ cao. Màu ấm sẽ càng đậm nếu sử dụng càng lâu.

– Chất đất: mịn và tinh khiết, khó tìm.

Đây là loại đất nguyên khoáng và được lấy từ núi Hoàng Long. Loại đất này còn được phân biệt thành 3 nhóm khác nhau. Đất Đáy Tào Thanh được lấy từ điếm sâu nhất của ngọn núi và là loại đất được các nghệ nhân gốm xử ưu ái nhất. Hầu như các sản phẩm ấm Tử Sa nổi tiếng đều được làm từ đất Để Tào Thanh.

2. Đất Tử Nê

Đất tử nê là loại đất được sử dụng phổ biến, sau khi nung có màu nâu, nâu ánh tím.

– Nhiệt độ nung: 1180 độ C

– Địa điểm khai thác: mỏ thứ tư núi Hoàng Long, Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc.

– Màu sắc: Màu sắc từ đỏ đến tím, đôi khi có vài đốm kết tinh màu xanh. Thành phẩm sau khi nung sẽ có màu ánh tím hoặc nâu tím. Nếu để lâu màu sẽ cũng sẽ lên nước nhưng không quá nhiều..

– Chất đất: độ bền cao, dễ tạo tác, nhiều cát và sẽ sinh ra hiện tượng oxy hóa chất sắt.

Chất đất Tử Nê không có độ mịn cao nhưng lại dễ tạo tác, phù hợp với nhiều sản phẩm gốm sứ. Hầu hết các sản phẩm ấm Tử Sa được làm từ đất Tử Nê sẽ có giá mềm hơn nên rất được ưa chuộng.

3. Đất Thanh Thủy Nê

– Nhiệt độ nung: 1160 độ C.

– Địa điểm khai thác: mỏ thứ tư núi Hoàng Long, Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc.

– Màu sắc: Có màu hồng nhạt, thành phẩm sau khi nung sẽ có màu đỏ hồng. Ấm Tử Sa làm tử đất Thanh Thủy Nê càng sử dụng lâu càng có màu hồng đỏ đậm hơn.

– Chất đất: đất nguyên khoáng, không pha trộn nhưng đôi khi có lẫn đá vôi.

Thanh Thủy Nê cũng là loại đất nguyên khoáng không pha trộn. Tuy nhiên, loại đất này  cần phải có kỹ thuật luyện tốt, nếu có sai sót đất sẽ chuyển sang màu đen. Quá trình luyện đất và làm ấm cần phải chú ý loại bỏ tạp chất (đá vôi lẫn bên trong). Đất khi nung sẽ dễ xảy ra hiện tượng oxy hóa sắt.

4. Đất Tử Kim Sa

– Nhiệt độ nung: 1180 độ C

– Địa điểm khai thác: mỏ thứ tư núi Hoàng Long, Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc.

– Chất đất: ổn định, dễ tạo tác

Đất Tử Kim Sa chỉ có trong các quặng cộng sinh (lớp giữa của đất Tử Nê). Loại đất này khá hiếm vì chỉ được tạo ra trong quá trình chế luyện nguyên khoáng đất Tử Nê.

5. Đất Ngọc Kim Sa

– Nhiệt độ nung: 1180 độ C

– Địa điểm khai thác: mỏ thứ tư núi Hoàng Long, Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc.

– Chất đất: khá thô và khó tạo tác

Chất đất Ngọc Kim Sa khá thô và rất khó chế tác. Nghệ nhân cần nung đất ở nhiệt độ cao để loại bỏ hết tạp chất mới có thể tinh luyện được. Sản phẩm làm từ đất Ngọc Kim Sa cũng rất dễ hỏng (nứt hoặc vỡ) trong quá trình nung nên rất hiếm có thành phẩm. Sản phẩm cần nung nhiều lần ở nhiệt độ khác nhau thì mới hoàn thành được.

6. Đất Đại Hồng Bào

Đất Đại Hồng Bào có màu đỏ và vô cùng quý hiếm. Chất đất này có lượng sắt cao nên thành phầm có màu đỏ và càng tiếp xúc với nước màu sẽ càng đỏ ửng rực rỡ hơn.

Ấm tử sa làm bằng đất đại hồng bào, dùng càng lâu màu đỏ càng sẫm và bóng đẹp hơn

7. Đất Đoạn Nê

Đây là chất đất sau khi nung có tính thấu khí tốt, màu vàng gấm đặc trưng

Đất Đoạn Nê xưa được lấy từ Đoàn Sơn nên còn có tên gọi là Đoàn Nê. Màu sắc của đất Đoàn Nê được ví như màu của vải gấm vàng (Đoạn) nên được lấy tên là Đoạn Nê.

8. Đất Hồng Nê

Núi Hoàng Long có rất nhiều đất Tử Sa. Chất đất Hồng Nê được lấy từ tầng đá của núi và có màu đỏ nhạt ngã về đen. Đất Hồng Nê sau khi nung sẽ có màu đỏ hoặc đỏ đậm rất đặc biệt.

Đất được dùng làm ấm Tử Sa có độ mịn và màu sắc không giống nhau nhưng tất cả đều giàu khoáng chất và có độ bền cao. Những loại đất này đều rất khó tìm, gần như chỉ xuất hiện ở núi Hoàng Long nên ấm Tử Sa cũng rất quý. Không phải loại đất nào cũng dễ tạo tác nên việc tạo nên một chiếc ấm Tử Sa hoàn hảo cần thêm đôi tay tài ba của người nghệ nhân. Hy vọng với bài tổng hợp các loại đất làm ấm Tử Sa Trung Quốc này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích vể ấm Tử Sa quý giá.

Danh Trà tổng hợp

NỘI DUNG NỔI BẬT