Khám phá sự khác biệt giữa caffeine trong trà và cà phê
Trà xanh và cà phê là thức uống được tiêu thụ thường xuyên nhất trên thế giới chỉ sau nước lọc vì có hương vị đặc trưng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đem so sánh về lượng caffeine có trong trà và cà phê thì loại nào cao hơn? Cùng Danh Trà Khám phá sự khác biệt giữa caffeine trong trà và cà phê trong bài viết này nhé.
Caffeine nổi tiếng là một hợp chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong hơn 60 loại thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu, đặc biệt là trong cà phê, socola và trà. Hàm lượng caffeine trong đồ uống thay đổi tùy thuộc vào thành phần và cách pha chế đồ uống. Mặc dù caffeine được coi là an toàn, xong uống quá nhiều có thể gây ra một số lo ngại.
Lợi ích của caffeine
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Bao gồm cà phê, trà, socola và một số loại nước ngọt. Caffeine có nhiều lợi ích sức khỏe được chứng minh, bao gồm:
- Tăng cường sự tỉnh táo và tập trung: Caffeine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của adenosine. Đây là một chất hóa học trong não khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Điều này có thể giúp bạn tỉnh táo và tập trung trong thời gian dài.
- Cải thiện hiệu suất thể thao: Caffeine có thể giúp cải thiện hiệu suất thể thao bằng cách tăng cường sức mạnh, độ bền và khả năng chịu đựng.
- Nâng cao tâm trạng: Caffeine có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm.
- Tăng cường trao đổi chất: Caffeine có thể giúp tăng cường trao đổi chất, dẫn đến giảm cân hoặc duy trì cân nặng.
Tác dụng phụ của caffeine
Mặc dù caffeine có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:
- Lo lắng, bồn chồn: Caffeine có thể làm tăng mức độ lo lắng và bồn chồn ở một số người.
- Khó ngủ: Caffeine có thể gây khó ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ.
- Đau đầu: Một số người có thể bị đau đầu khi tiêu thụ caffeine.
- Nhịp tim nhanh: Caffeine có thể làm tăng nhịp tim.
- Buồn nôn và nôn: Caffeine có thể gây buồn nôn và nôn ở một số người.
Lượng caffeine tiêu thụ an toàn
Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), lượng caffeine tiêu thụ an toàn hàng ngày cho người lớn là 400mg. Điều này tương đương với khoảng 4 tách cà phê thông thường hoặc 8 tách cà phê espresso.
Tuy nhiên, một số người có thể nhạy cảm hơn với caffeine và có thể gặp các tác dụng phụ ở mức tiêu thụ thấp hơn. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, nên hạn chế tiêu thụ caffeine xuống 200mg mỗi ngày.
So sánh hàm lượng caffeine trong trà và cà phê
Hàm lượng caffeine trong trà
Trà xanh là thức uống quen thuộc trong văn hóa người Việt bên cạnh ly cà phê. Một buổi sớm mai được nhấp những ngụm trà trong vắt, thơm thanh hương vị tự nhiên giúp con người tỉnh táo, trập trung. Tùy từng loại trà và cách uống, xử lý nguyên liệu, cách chế biến,… mà hàm lượng caffeine sẽ khác nhau.
Hàm lượng caffeine trong lá trà là (3,5%), lá trà mate là (0,89-1,73%). Theo nghiên cứu của khoa công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học, Đại học Zagreb, Croatia, trà trắng chứa lượng caffeine cao nhất (4,55%) và chè mate thấp nhất (1,05%) và trà ô long từ 2,04% (trà xanh) đến 3,86% (trà đen). Lượng caffeine trong 210 ml trà là 30-70 mg.
Tuy nhiên trong trà có chất ức chế caffeine nên khi uống các bạn sẽ thấy “êm” hơn. Có thể thay bằng trà sencha hoặc matcha vẫn cảm thấy vị như uống trà tươi, và 1 lít nước cũng chỉ cần khoảng 10gr trà.
Hàm lượng caffeine trong cà phê
Lượng caffeine có trong hạt cà phê là 1,1-2,2%. 210 ml cà phê chứa 65-175mg caffeine. Lượng chất kích thích này sẽ thay đổi theo giống cà phê, cách rang, pha chế. Trong cà phê không có chất ức chế caffeine, do đó khi uống, các bạn sẽ cảm nhận rõ ràng sự tác động của chất này.
Như vậy, cà phê chứa nhiều caffeine hơn trà. Cả hai loại thức uống này đều có các công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, giúp hạn chế nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Tuy nhiên mọi người cũng nên chú ý hàm lượng caffeine để không vượt ngưỡng an toàn.
Bạn nên uống trà hay cà phê nào?
Caffeine hoạt động nhanh chóng thường trong vòng 20 phút đến 1 giờ sau khi tiêu thụ. Nếu bạn nhạy cảm với tác động của caffeine, hãy cân nhắc sử dụng các loại trà có hàm lượng caffeine thấp hơn như trà trắng hoặc trà thảo mộc. Bạn cũng có thể pha các loại trà có hàm lượng caffeine cao trong thời gian ngắn hơn, chẳng hạn như 1 phút thay vì 3 phút. Lựa chọn trà, cà phê và cà phê đã khử caffein cũng là một cách hay để thưởng thức những thức uống này.
Ngược lại, nếu là người yêu thích đồ uống có hàm lượng caffein cao, bạn có thể thưởng thức cà phê espresso, cà phê pha lạnh và các loại trà có hàm lượng caffein cao hơn, bao gồm cả các loại trà xanh xanh và trà đen.
Rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác rằng nên chọn cà phê hay trà. Cách tốt nhất là tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể chọn cà phê hay trà để uống, nhưng hãy uống một cách hợp lý và lượng caffeine trong ngày không nên vượt quá 400mg mỗi ngày hoặc 200 mg caffeine mỗi lần. Điều này có nghĩa là không quá ba đến năm tách cà phê thông thường (237 ml) hoặc tám tách cà phê espresso 1 ounce (30 ml).
Những người bị bệnh tim, bị đau nửa đầu và đang dùng một số loại thuốc cũng nên hạn chế tiêu thụ caffein. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng không nên dùng quá 200 mg mỗi ngày.