Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống trà thay nước uống mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống trà thay nước uống mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống trà thay nước uống mỗi ngày?

Để duy trì lối sống lành mạnh nâng cao sức khỏe, ngày càng có nhiều người yêu thích uống trà. Vì trà không chỉ có hương vị phong phú, tuyệt vời mà còn có tác dụng bổ ích đối với cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc nên lựa chọn loại trà nào để bổ sung cho cơ thể. Bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống trà thay nước uống mỗi ngày? Đồng thời đưa ra lời khuyên về việc nên uống loại nào tốt hơn cho sức khỏe.

Cơ thể con người có khoảng 60% là nước. Nước thực hiện một số chức năng thiết yếu, bao gồm điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và vận chuyển oxy.

Mỗi ngày bạn mất nước qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu và nhu động ruột. Đó là lý do việc uống nước suốt cả ngày lại quan trọng. Ngoài nước lọc, bạn có thể hấp thụ nước từ nhiều loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như các loại rau quả, cà phê, trà.

Tác dụng của trà 

Một nghiên cứu gần đây của Đại học King’s ở London (Anh) khẳng định trà tốt cho sức khỏe hơn so với nước. Không giống như nước, trà chứa một số hợp chất tự nhiên, chẳng hạn như polyphenol, có nhiều đặc tính hữu ích. 

Các quá trình phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra sản phẩm phụ được gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa dẫn tới bệnh Alzheimer, viêm khớp, ung thư, thoái hóa điểm vàng và loét. Polyphenol có trong trà hoạt động như chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do. 

Trong trà có một loại polyphenol là catechin chống lại bệnh tim và tiểu đường bằng cách giảm tích tụ mảng bám trong động mạch và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, truyền tín hiệu insulin.

Nồng độ polyphenol trong trà được xác định bởi quá trình lên men. Một số nghiên cứu ghi nhận quá trình lên men lâu hơn sẽ làm giảm nồng độ chất chống oxy hóa. Theo đó, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất, trong khi trà đen chứa ít chất chống oxy hóa nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không đáng kể.

Nhược điểm của trà

Dù có nhiều lợi ích nhưng uống quá nhiều trà vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Quá liều caffeine

Theo Mayo Clinic, người lớn khỏe mạnh không nên hấp thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương 4 tách cà phê hoặc 9 tách trà. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm với caffeine hơn so với những người khác. Các phản ứng tiêu cực bao gồm đau dạ dày, run rẩy, chóng mặt và bồn chồn. 

Ngăn cản hấp thụ sắt

Những người bị thiếu máu nên đặc biệt thận trọng khi uống trà. Mặc dù polyphenol mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng một số bằng chứng chứng minh hợp chất này có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên, những tác dụng này chỉ ghi nhận trong trường hợp dùng một lượng lớn trà.

Có nên uống trà thay nước lọc không?

“Uống trà nhiều tốt hay xấu?” phải chăng là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người già và người trung niên có thói quen uống trà. Trên thực tế, bất cứ thực phẩm nào dù tốt đến đâu mà bị lạm dụng quá nhiều thì cũng cho tác dụng ngược lại. Vì vây, uống nước trà thay nước lọc không phải là thói quen tốt và bạn cần từ bỏ càng sớm càng tốt.

Theo kết quả công bố của Hội đồng Trà Vương quốc Anh, một người chỉ nên uống tối đa 26 tách trà mỗi ngày. Uống nhiều trà xanh có thể dẫn đến hệ lụy là cơ thể không thể dung nạp hết lượng caffeine có trong trà. Từ đó, kéo theo nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: Khó tiêu, chướng bụng, đau dạ dày, táo bón,…

Những lưu ý quan trọng khi uống trà

Tuy nhiều lợi ích là thế nhưng nếu bạn uống trà không đúng cách thì thói quen này cũng tiềm ẩn rất nhiều điều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bạn tuyệt đối không uống trà theo những cách sau đây:

  • Uống trà trước khi đi ngủ: Trong nước trà đặc có chứa caffeine gây nên hiện tượng mất ngủ.
  • Uống trà hãm quá lâu: Nếu không uống ngay sau khi pha, nước trà sẽ bị oxy hóa, bị thiu, các dưỡng chất và hương vị thơm ngon của trà cũng vì thế mà bị mất đi.
  • Uống trà khi bụng đói: Các thành phần có trong nước trà sẽ tạo điều kiện cho khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
  • Uống trà trong thời kỳ “đèn đỏ”: Uống trà trong giai đoạn này sẽ khiến bạn bị mất máu nhiều hơn, tạo ra hiện tượng rong kinh và táo bón.
  • Uống trà khi mang thai: Trong trà chứa rất nhiều chất caffeine nên có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu.

Rõ ràng, có nên uống trà thay nước lọc không thì câu trả lời là không. Uống trà không đúng cách không chỉ làm giảm tác dụng của trà mà còn gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường đối với sức khỏe của con người.

Danh Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NỘI DUNG NỔI BẬT